Ở LiLy, chúng tôi xây dựng cho các con nhịp điệu lặp đi lặp lại.

 

Đôi khi bố mẹ sẽ cảm thấy mỗi ngày đều lặp đi lặp lại các hoạt động giống nhau sẽ gây nhàm chán và trẻ không hứng thú hay không kích thích tư duy sáng tạo, nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại.

 

Việc xây dựng nhịp điệu lặp đi lặp lại hàng ngày giúp tạo cho trẻ cảm giác an toàn. Cũng giống như giới hạn, nhịp điệu hàng ngày càng rõ ràng và ổn định thì con càng có nhiều năng lượng để củng cố ý chí, nhịp điệu bên trong, từ đó mới có thể phát triển được tư duy hay khả năng nghệ thuật, sáng tạo và cả các vấn đề cảm xúc cá nhân, đồng thời con cũng cảm thấy an toàn hơn để sẵn sàng khám phá, trải nghiệm. Trẻ con rất nhạy cảm, vì thế chỉ cần một sự thay đổi nhỏ trong nhịp điệu sinh hoạt hàng ngày hay còn gọi là sự “lạc nhịp” sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển cả tâm và thể của con.

 

Ví dụ: 

 

● Bình thường bố mẹ cho con đi ngủ lúc 9 giờ tối nhưng hôm đó do con mải chơi hoặc do bố mẹ làm việc khuya nên cho con đi ngủ muộn thì sáng ngày hôm sau con chắc chắn sẽ sinh cảm giác mệt mỏi uể oải, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển chung của trẻ, có thể trẻ sẽ chẳng thiết tha gì với việc đến trường vì con đang mệt mỏi, khó chịu. 

 

● Hay bình thường đúng giờ đấy bố mẹ đón con nhưng vì hôm đấy bố mẹ bị tắc đường hay do làm tăng ca về muộn nên đón con trễ, con sẽ cảm thấy buồn bã, cáu kỉnh và dễ xù lông với bố mẹ, kéo theo tâm thế buồn bực không muốn đến trường vì con cảm thấy không an toàn, con sợ bố mẹ sẽ lại đón con muộn và nặng nề hơn là con sẽ nghĩ rằng bố mẹ bỏ rơi, không quan tâm con…

 

Nhịp điệu còn thể hiện qua các giờ Sinh hoạt Vòng Tròn hàng ngày hay trong chính những câu chuyện chữa lành con hay nghe vào buổi trưa. Các bài hát Sinh hoạt Vòng Tròn thường lặp đi lặp lại trong vòng 1 tháng, 2 tháng, thậm chí 3 tháng. Điều này giúp các con ghi nhớ dễ dàng và cảm thấy an toàn trong môi trường quen thuộc. Sự lặp lại này cũng góp phần vào việc xây dựng thói quen và kỷ luật cho trẻ.

10 votes
zalo-icon
phone-icon